CHUYÊN MỤC CHUYÊN ĐỐI SỐ
Nội dung: Bài tuyên truyền nền tảng số là gì và các ứng dụng thực tiễn trong doanh nghiệp
Nền tảng số trong tiếng anh có nghĩa là Digital Platform. Digital Platform có thể hiểu là nền tảng kỹ thuật số với nhiều đặc điểm hoạt động thường xuyên và hầu như không ngừng nghỉ. Nó cho phép các thương hiệu có thể chạy phần mềm hoặc nhiều chương trình cụ thể cùng thời điểm. Trong kinh doanh nền tảng số giúp khách hàng và nhà sản xuất có thể dễ dàng tương tác, trao đổi và tạo ra giá trị cho nhau.
Nền tảng số còn có mục đích giúp tăng cường tương tác một cách thông minh và khéo léo với người dùng ở nhiều mức độ khác nhau. Đối với một số thương hiệu thì đây là việc tăng cường tạo ra các trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng. Khi kết hợp cùng với các giải pháp kinh doanh đa dạng khác, doanh nghiệp sẽ thu hút nhiều khách hàng và tạo ra chuyển đổi
. * Các tính năng vượt trội của nền tảng số Nếu kết nối được thực hiện một cách có hiệu quả thì nền tảng số sẽ mang lại những giá trị to lớn nhờ các tính năng đa dạng. Chính vì vậy, để chiến thắng các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp hiện đại cần phải xây dựng một Digital Platform hiệu quả, tương tác tốt với khách hàng.
1. Dữ liệu mở, dễ dàng chia sẻ Nền tảng số là gì còn cung cấp các dữ liệu mở giúp doanh nghiệp dễ dàng khai thác và áp dụng thông tin này vào hoạt động cụ thể. Nhờ đó, bạn nhanh chóng hiểu rõ về lĩnh vực hoạt động để tạo ra các sản phẩm, chất lượng dịch vụ tốt nhất. Ngoài ra, nền tảng số còn cho phép doanh nghiệp theo dõi những hoạt động, hành vi của khách hàng trên quy mô lớn. Tất cả những người tham gia nền tảng kỹ thuật số đều có quyền truy cập dữ liệu. Điều này giúp tăng tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh trực tuyến. Không những thế, chúng còn có khả năng quản lý dữ liệu của bạn một cách an toàn và hiệu quả.
2. Hiệu ứng kết nối Các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trên nền tảng kỹ thuật số còn có khả năng thu hút những người hoạt động trong cùng lĩnh vực, ngành nghề biết đến nhau. Họ sẽ tập hợp những người tham gia và mở rộng mối quan hệ với đối tác và người bán để tạo ra một môi trường kinh doanh bền vững. Hiệu ứng kết nối này còn đặc biệt phù hợp với doanh nghiệp muốn xây dựng một nền tảng kết nối với người dùng như: nhà cung cấp, nhà tổ chức.
3. Áp dụng công nghệ tiên tiến Những công nghệ hiện đại, tiên tiến sẽ được tích hợp trên Digital Platform nhằm tạo nên một sự đồng bộ nhất định. Nhờ đó, chúng không những hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện quy trình kinh doanh mà còn mang lại những dịch vụ hoàn thiện hơn, làm hài lòng số đông khách hàng. Hiện nay, có một số công nghệ hiện đại được ứng dụng phổ biến trên nền tảng kỹ thuật số như: trí tuệ nhân tạo, đám mây, tự động hóa, máy học.
* Ứng dụng thực tế của nền tảng số trong doanh nghiệp
1. Hệ thống quản trị nội dung: Digital Platform giúp người dùng tùy chỉnh nội dung trên website sao cho phù hợp với các biến đổi thị trường và nhu cầu của khách hàng. Tính năng của hệ thống quản trị nội dung tương đối đa dạng, đáp ứng được những nhu cầu sử dụng khác nhau. Hệ thống quản trị nội dung: Ví dụ, hệ thống quản trị nội dung tích hợp nhiều ngôn ngữ, cho phép người dùng chọn bố cục linh hoạt… Do vậy, bạn hoàn toàn có thể xây dựng website theo phong cách và nội dung mình mong muốn.
2. Quản trị thông tin sản phẩm: Nếu như bạn đang sở hữu một cửa hàng trực tuyến, cập nhật thông tin sản phẩm là nhiệm vụ quan trọng hàng ngày để theo dõi hàng hóa. Tuy nhiên, khi bạn quản lý dữ liệu của hàng trăm hàng nghìn sản phẩm một cách thủ công nó không chỉ tốn nhiều thời gian mà còn dễ gây ra các trường hợp nhầm lẫn. Vì thế, sự xuất hiện của nền tảng số là giải pháp lý tưởng giúp bạn quản lý khối lượng lớn dữ liệu, tránh các sai phạm xảy ra. Nền tảng này còn cung cấp hệ thống đa ngôn ngữ và thông số tiền tệ để người dùng xuất báo cáo thông tin sản phẩm chính xác. Đồng thời, nó có khả năng phân phối dữ liệu sản phẩm nhất quán trên nhiều kênh bán hàng.
3. Thương mại điện tử: Đối với các nhà bán lẻ, các nền tảng thương mại điện tử đang trở thành xu hướng phổ biến nhất hiện nay. Chúng cho phép doanh nghiệp tăng trải nghiệm cá nhân với các khách hàng mục tiêu. Từ đó, việc quản lý hoạt động kinh doanh, phân loại giá cả sản phẩm cũng trở nên dễ dàng hơn.
4. Nền tảng dữ liệu khách hàng: Với phương châm hoạt động xem “khách hàng là thượng đế”, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến nền tảng số này để quản lý, lưu trữ thông tin khách hàng. Doanh nghiệp vừa duy trì được mối quan hệ với người dùng, vừa tạo ra lượng khách hàng thân thiết hiệu quả.
5. Quản lý tài sản kỹ thuật số (DAM) Tài sản kỹ thuật số không tồn tại dưới dạng vật chất và sẽ nằm rải rác trong các thư mục cục bộ của doanh nghiệp. Vì thế, việc quản lý, đối chiếu tài sản trở nên khó khăn hơn. Khi đó, ứng dụng DAM sẽ hỗ trợ bạn sắp xếp gọn gàng các dữ liệu, hình ảnh theo định dạng khác nhau. Nền tảng kỹ thuật số là nhân tố thiết yếu và quan trọng mà mọi doanh nghiệp cần áp dụng và sử dụng chúng thật hiệu quả. Nếu biết cách tích hợp sẽ giúp bạn có nhiều trải nghiệm kinh doanh tuyệt vời, thu lại lợi nhuận cao hơn từ các nền tảng này.
* Loại hình Digital Platform phổ biến Digital Marketing không chỉ đơn thuần là hoạt động chạy quảng cáo trên Facebook hay Google hoặc các công cụ seeding, SEO. Chúng còn là loại hình nền tảng số phổ biến được nhiều người sử dụng nhất nhờ những hiệu quả ấn tượng.
1. Email Marketing Email marketing là một phần không thể thiếu trong những chiến dịch quảng cáo, Marketing của doanh nghiệp. Đây là một loại Digital Platform được áp dụng khi doanh nghiệp đã có một lượng dữ liệu data khách hàng nhất định. Mục tiêu của nó là tiếp cận khách hàng với chi phí rẻ nhưng độ phủ cao. Nền tảng số Email Marketing: Loại hình này cũng được tích hợp một vài công nghệ, phần mềm gửi email như: gửi hàng loạt, quản lý, phân loại email, quản trị việc gửi/ nhận email. Nó giúp bạn dễ dàng thực hiện và tăng hiệu quả sử dụng.
2. Website Website là loại hình Digital Platform được quan trọng hàng đầu trong hoạt động Marketing. Đây là nền tảng cốt lõi để khách hàng đón nhận thông tin và tạo ra những tương tác, trải nghiệm đầu tiên. Nền tảng số Website: Bên cạnh đó, website còn cung cấp khả năng chuyển đổi cao cho doanh nghiệp. Ví dụ, một khách hàng ấn vào đường link hay banner nào đó, họ sẽ được dẫn về website của thương hiệu với đầy đủ thông tin về giá, khuyến mãi, lợi ích riêng khi chọn mua sản phẩm/dịch vụ đó.
3. Search Search là công cụ tìm kiếm phổ biến của Google. Nó giúp quảng cáo thương hiệu và tăng cường sự hiện diện. Hơn nữa, Search còn nâng cao sức cạnh tranh của công ty bạn so với những đối thủ khác bởi nó tăng tầng suất xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của khách hàng.
4. Digital Media Loại hình cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là Digital Media. Nền tảng số này sẽ xuất hiện ở các đầu bài, banner trên một website. Nó đóng vai trò tăng độ nhận biết thương hiệu đến với người dùng và phát huy thế mạnh tốt nhất nếu kết hợp các loại platform với nhau
Công chức Văn hóa xã hội